Sự khác nhau giữa bếp từ và bếp hồng ngoại chủ yếu là cơ chế truyền nhiệt. Bếp hồng ngoại có nguồn nhiệt từ bức xạ hoặc đèn halogen có thể chuyển giao nhiệt độ bằng bức xạ và nguồn dẫn điện.
Mời bạn xem thêm dịch vụ sửa bếp hồng ngoại của trung tâm điện tử - điện lạnh Bách Khoa.
Bếp từ và bếp hồng ngoại đang được người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm cho không gian bếp gia đình. Thoáng nhìn, bề ngoài chúng khá giống nhau, đều được cấu tạo bởi mặt kính ceramic chịu nhiệt có độ bền cao. Sự khác biệt chỉ xuất hiện khi bếp được bật, lúc này bếp hồng ngoại xuất hiện vòng tròn màu đỏ còn bếp từ vẫn không đổi màu sắc. Hiện, bếp từ đang được các chuyên gia đánh giá cao hơn so với bếp hồng ngoại bởi sự an toàn và hiệu quả nấu nướng.
Sự khác nhau giữa bếp từ và bếp hồng ngoại chủ yếu là cơ chế truyền nhiệt. Bếp hồng ngoại có nguồn nhiệt từ bức xạ hoặc đèn halogen có thể chuyển giao nhiệt độ bằng bức xạ và nguồn dẫn điện. Trong khi bếp từ lấy nguồn nhiệt từ trường, hay còn gọi là phần cảm điện, được đặt dưới bề mặt bếp để biến đổi lực từ thành nhiệt.
Bởi vậy, khi đun nấu, mặt bếp hồng ngoại nóng, bạn không nên chạm vào vì nó sẽ gây bỏng. Còn mặt bếp từ thì luôn mát lạnh trong toàn bộ thời gian nấu nướng, bạn có thể vừa lau chùi vừa nấu.
Bếp hồng ngoại hay còn gọi là bếp halogen sử dụng năng lượng ánh sáng để tạo thành nhiệt. Cũng như bóng sợi đốt nhưng trong đó có bơm khí halogen, để tạo ra bức xạ nhiệt làm nóng mặt bếp thủy tinh gốm sứ. Thực phẩm được nấu chín là do sự dẫn nhiệt giữa bếp và dụng cụ nấu cùng với bức xạ nhiệt trực tiếp từ chính bóng đèn.
Bếp từ là một thiết bị thông minh, an toàn được kế thừa từ phát minh ra từ trường của nhà vật lý học Léon Foucault vào thế kỷ thứ 19. Ông đã chứng minh rằng dòng điện được tạo ra đối lập với từ trường bằng kim loại khi chuyển động hoặc cố định để thay đổi dòng từ trường. Những “dòng điện Foucault” (hoặc dòng điện xoáy) tương tự như dòng điện ngắn mạch để sản sinh ra hiệu ứng nhiệt Joule của một vật thể. Cảm ứng từ được sử dụng lần đầu tiên để tỏa nhiệt vào giữa thế kỷ 20, chủ yếu ở những ngành công nghiệp nặng và sắt thép (lò cảm ứng). Tuy nhiên, nhiệt cảm ứng từ không được sử dụng cho các thiết bị gia đình cho đến năm 1980 và thậm chí là năm 1990.
Với sự xuất hiện của bếp từ tại châu Âu, Fagor là một trong những tập đoàn ứng dụng công nghệ này vào việc đun nấu thành công. Nguyên tắc hoạt động của từng thế hệ bếp được cải tiến hơn. Không giống như những phương thức nấu nướng khác, chỉ có nồi được làm nóng, còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt. Thực tế, các yếu tố được làm nóng là phần dụng cụ nấu bằng kim loại có thể nhiễm từ, được chuyển hóa từ năng lượng từ trường sang năng lượng nhiệt. Các đặc tính của cảm ứng từ khá linh hoạt, hầu như không có bất kỳ sự trì hoãn trong việc làm nóng nồi.
Với bếp cảm ứng từ, bạn chỉ mất 2 phút để đun sôi một lít nước, trong khi với bếp hồng ngoại, bạn sẽ mất gấp đôi thời gian. Sự chính xác của nhiệt độ giúp thực hiện các món ăn tinh tế như làm nóng sữa mà không sôi tràn ra ngoài hay tan chảy socola từ từ đến khi bạn muốn. Hiệu quả của nó lên đến 99% tùy thuộc vào hình thức nấu nướng, vì chỉ có nồi được làm nóng và nhiệt độ của bề mặt bếp không bao giờ cao hơn nhiệt độ của nồi.
Người tiêu dùng đang bị thuyết phục với bếp cảm ứng từ bởi khả năng thay đổi từ nhiệt độ thấp đến nhiệt độ cao trong tích tắc và tỏa nhiệt đều khắp nồi. Ngoài tính năng an toàn như trên, bếp từ Fagor còn có một số ưu điểm nổi trội khác như: cảnh báo nhiệt lượng còn dư, cảnh báo chống tràn, khóa an toàn trẻ em, dễ dàng vệ sinh, có chức năng nấu mỳ Italy, chức năng “My Cookery” - lựa chọn món ăn ưa thích, chức năng 2 in 1, công nghệ horizon tech - nấu nướng tại mọi điểm trên bề mặt bếp…
Vào Việt Nam gần 11 năm, Fagor “dẫn đầu” trong lĩnh vực gia dụng nhà bếp cao cấp với các sản phẩm: bếp từ, bếp điện Vitroceramic, bếp gas, lò nướng, lò vi sóng, máy rửa bát, máy giặt, tủ lạnh, tủ ướp rượu, tủ là quần áo, máy giặt sấy quần áo, chậu vòi, bình nóng lạnh và các thiết bị khác.
Nguồn: vnexpress.net