Skip to content

Phát hiện lỗi và sửa lò vi sóng kịp thời

Giống như nhiều thiết bị khác, lò vi sóng sau một thời gian sử dụng cũng gặp phải lỗi. Vì vậy, phát hiện lỗi và sửa lò vi sóng kịp thời là rất cần thiết.

Phát hiện lỗi và sửa lò vi sóng kịp thời

Lò vi sóng là thiết bị gia dụng dùng trong không gian bếp. Nó giúp cho quá trình nấu chín thức ăn được nhanh, ngon, an toàn và bổ dưỡng hơn. Giống như nhiều thiết bị gia dụng khác, lò vi sóng sau một thời gian sử dụng cũng có những lỗi nhất định làm cho quá trình nấu ăn bị gián đoạn hay máy hoạt động kém hiệu quả…Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ các lỗi thường gặp và cách sửa lò vi sóng.

Các lỗi thường gặp và cách sửa lò vi sóng

1. Lò vi sóng không hoạt động

Lò vi sóng không hoạt động bạn cần kiểm tra cầu chì và công tắc cửa.

- Cầu chì (còn gọi là cầu chì cao áp) là một thiết bị an toàn để ngắt dòng điện nếu điện áp tăng quá mạnh, để bảo vệ lò vi sóng. Điều đầu tiên bạn nên làm khi lò vi sóng không hoạt động là kiểm tra cầu chì của nó.

- Công tắc cửa (cửa kính của lò đã gắn một công tắc ngắt nguồn điện): Công tắc cửa bị lỗi cũng làm cho lò vi sóng không hoạt động. Kiểm tra công tắc cửa lò vi sóng và nếu nó bị hỏng, hãy gọi thợ sửa lò vi sóng đến nhà để thay thế.

2. Lò vi sóng không vào điện khi hoạt động

Khi bạn cắm dây điện của lò vi sóng vào ổ điện, không thấy sáng đèn bạn nên kiểm tra lại ổ cắm xem có bị chuột cắn đứt dây điện hay không. Sau đó bạn cài lại chế độ hoạt động. Nếu lò vi sóng vẫn chạy mà không thấy nóng bạn cần xem lại công tắc cửa.

3. Lò vi sóng phát ra tia lửa điện

Dư lượng thực phẩm hoặc vỏ bọc thức ăn, hoặc dụng cụ nấu có hoa văn tráng kim loại hay thậm chí các đốm bong men tráng trong khoang buồng lò đều có thể gây ra tia lửa điện. Do vậy, lau chùi khoang lò thường xuyên; thay thế vỏ bọc thức ăn – lưu ý chỉ dùng vỏ bọc được nhà sản xuất khuyến cáo dùng cho lò vi sóng và không dùng dụng cụ nấu có chứa kim loại. Nếu men tráng trong lò bị bong, cần gọi thợ đến sơn lại.

4. Đĩa xoay không hoạt động

Nguyên nhân có thể do bạn đặt lệch đĩa trong quá trình đưa thức ăn vào lò. Nếu bạn lắp chính xác mà vẫn không hoạt động được có thể do động cơ bên dưới bị hỏng, bạn cần thay thế.

Nếu bạn cắm điện mà thấy phát ra tia lửa điện thì cần kiểm tra xem bạn có bỏ dụng cụ kim loại vào trong lò hay không. Cũng có thể do men tráng trong lò bị bong. Cần gọi dịch vụ sửa lò vi sóng để kiểm tra.

5. Lò vi sóng ngưng giữa chừng

- Nguyên nhân:

Có thể ổ cắm điện lỏng, sau khi chạy một lát thì phích và ổ điện tiếp xúc không tốt nữa. Cũng có thể bạn đã chọn chương trình nướng hoặc rã đông (xả tuyết): một số đời máy có chế độ ngưng giữa giữa chừng để người dùng lật mặt thực phẩm khi nướng hoặc đổ nước khi rã đông.

Nguyên nhân khác thường gặp nữa là lò đặt tại vị trí thoát nhiệt không tốt, bị các vật dụng khác che mất những khe thoát nhiệt làm lò không thoát được nhiệt nên bộ phận bảo vệ tự động ngắt.

- Cách khắc phục: Nên để lò nơi thoáng, tránh bịt kín những khe thoát nhiệt bên hông lò và trên nắp.

6. Có tiếng kêu

Nguyên nhân gây tiếng kêu thường gặp là bánh xe xoay đĩa và trụ xoay chưa khớp với nhau, lò không được cân bằng, khập khiễng. Khi lò có tiếng kêu lạ bạn hãy kiểm tra lại phần trụ xoay và phần bánh xe xoay đĩa, phải ăn khớp với nhau, nếu không khớp hoặc trượt khớp sẽ gây ra tiếng kêu. Rồi kế đến bạn xem vị trí để lò phải được cân bằng không được khập khiễng.

7. Xẹt lửa

Nguyên nhân gây xẹt lửa thường gặp là tấm bảo vệ bộ phận phát sóng bị thực phẩm bám vào hoặc dầu mỡ thấm quá nhiều, vật dụng sử dụng trong lò là kim loại hoặc được trang trí bằng kim loại. Bạn nên kiểm tra lại vật dụng sử dụng trong lò: không được có kim loại.Trường hợp vật dụng sử dụng trong lò như chén, đĩa được trang trí hoa văn,tốt nhất tránh sử dụng các vật dụng có các trang trí hoa văn lấp lánh. Tấm bảo vệ bộ phận phát sóng phải được vệ sinh sạch sẽ, không được bám thực phẩm quá nhiều, khi tấm bảo vệ có màu vàng sậm, thực phẩm bám nhiều hoặc bị cháy thì bạn nên tháo ra và thay mới ngay (tấm bảo vệ này được gắn bên phải ngay vách lò gần vị trí bóng đèn hình dạng giống như một tấm giấy cứng). Bạn có thể mua tấm bảo vệ mới tại trung tâm bảo hành, lưu ý khi đi mua bạn nên mang theo mẫu hoặc ghi lại model máy.

8. Giật điện

Lò vi sóng được trang bị một phích cắm tiếp đất nhằm tránh nguy hiểm do bị giật điện, lò vi sóng phải được tiếp đất đúng qui định. Nếu đường điện nhà bạn không được trang bị dây tiếp đất, bạn có thể tự làm riêng dây tiếp đất cho thiết bị bằng cách dùng một đoạn dây điện, hai đầu dây điện được tuốt vỏ, một đầu nối vào vỏ của máy (Bạn nới lỏng một con vít sau lưng máy, nối dây điện vào rồi siết chặt lại). Đầu còn lại bạn nối vào thanh sắt rồi đóng thật sâu xuống đất. Lưu ý: phải ăn xuống đất, dùng bút thử điện thử lại sau khi hoàn thành.

9. Lò vi sóng vẫn hoạt động nhưng thức ăn không nóng

- Nguyên nhân có thể do bộ phát sóng bị hỏng hoặc do cầu chì bảo vệ bị đứt. Bạn cần tháo ra và kiểm tra.

- Không nóng: Do thao tác điều khiển của bạn chưa đúng, cửa lò chưa được đóng chặt, phích cắm điện không tiếp xúc tốt với ổ hoặc bị lỏng. Bạn nên kiểm lại thao tác điều khiển, tham khảo sách hướng dẫn sử dụng, cửa lò phải được đóng chặt và dứt khoát, phích cắm và ổ cắm điện phải được tiếp xúc tốt để tránh trường hợp lỏng không ăn điện.

Đó là một số lỗi thường gặp khi sử dụng lò vi sóng. Nếu không tự khắc phục được các lỗi đó, bạn nên tìm thợ sửa lò vi sóng. Liên hệ thợ sửa lò vi sóng tại nhà 0985.41.81.91.hoặc 0988.111.264

5/5 (1 bầu chọn)