Skip to content

Hướng dẫn tự sửa bếp hồng ngoại tại nhà đơn giản

Chia sẻ cách tự sửa bếp hồng ngoại tại nhà đơn giản mà không phải tốn kém thời gian và chi phí.

Hướng dẫn tự sửa bếp hồng ngoại tại nhà đơn giản

Hướng dẫn tự sửa bếp hồng ngoại tại nhà đơn giản

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, kĩ thuật hiện đại như ngày nay, con người đã sáng chế ra nhiều sản phẩm, dịch vụ ngày càng tiện dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Sản phẩm bếp hồng ngoại tuy không phải là phát mới mới, đột biến…nhưng nó lại đem đến nhiều lợi ích thiết yếu cho người sử dụng so với bếp gas, bếp từ. Hiện nay, có ngày càng nhiều cá nhân, gia đình tin dùng bếp hồng ngoại. Tuy nhiên, vì là một sản phẩm hiện đại nên có nhiều người vẫn còn khá bỡ ngỡ, lạ lùng khi gặp phải các sự cố của bếp. Do đó, họ tìm đến các trung tâm sửa chữa bếp hồng ngoại mà không biết mình hoàn toàn có thể tự sửa bếp hồng ngoại tại nhà. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách tự sửa bếp hồng ngoại tại nhà đơn giản mà không phải tốn kém thời gian, tiền bạc khi tìm đến các cơ sở sửa chữa.

Bếp hồng ngoại hoạt động dựa trên nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Dòng điện sẽ đốt nóng các lõi điện bên trong (cuộn dây điện trở) để tạo ra nhiệt rồi truyền đến mặt bếp, làm nóng đáy nồi nấu chín thức ăn. Nhờ thế, bếp hồng ngoại có thể dùng được cho tất cả các loại nồi và cũng có thể dùng để nướng thức ăn được. Chính vì vậy việc sửa bếp hồng ngoại tại nhà cũng không quá khó khăn nếu bạn có ý thức về việc sửa chữa theo đúng quy trình, bảo đảm an toàn về điện và có vốn kiến thức cơ bản về các thiết bị điện.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng bếp hồng ngoại:

– Bếp không nhận nồi.
– Bếp điện vào chập chờn.
– Bếp đun nhưng không nóng hoặc nóng chậm.
– Bếp đun được vài phút thì tự tắt.
– Bếp bật không nên nguồn.
– Bếp đang đun xì khói, đánh lửa, có mùi khét.
– Bếp đang đun tự tắt và báo lỗi.
– Bếp đang đun tự tắt nguồn, chập điện, nhảy aptomat.
– Bếp không điều khiển được.
– Bếp đứt dây mayso, cháy bóng đèn Halogen.
– Bếp bị vỡ mặt kính.
– Bếp báo lỗi: E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6, E7, E8, E9, E, F, L, U…

Cách tự sửa bếp hồng ngoại tại nhà đơn giản:

Với các lỗi khi sử dụng bếp như trên, bạn hoàn toàn có thể trở thành một người thợ sửa bếp hồng ngoại tại nhà nhờ các hướng dẫn sau:

Bếp chưa khởi động ( lỗi ---)

Trên màn hình của bếp sẽ xuất hiện - - - có nghĩa là bạn chưa nhấn nút khởi động máy. Để bắt đầu công việc nấu nướng của mình bạn hãy nhấn nút on/off (mở/tắt) để khởi động bếp và bắt đầu công việc của mình.

- Bếp không nhận nồi (E0)

Trường hợp này có nghĩa là nồi nấu của bạn không phù hợp hoặc kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn so với đường kính vòng bếp. Vì vậy, bạn nên thay đổi dụng cụ nấu thích hợp, kích thước phù hợp với bếp. Tốt hơn nên chọn nồi nấu có đường kính trên 10cm và nhỏ hơn 26cm.

- Board mạch bị lỗi (lỗi E2)

Khi tiếng chuông báo liên tục, màn hình hiển thị bị đơ trong thời gian dài có nghĩa là các bộ phận bên trong Board bị hở, không kết nối, chập mạch…Với lỗi thiên về kĩ thuật như thế này bạn không tự sửa chữa được nên hãy tắt bếp và tìm đến trung tâm sửa chữa bếp hồng ngoại.

- Nguồn điện quá thấp (E3) hoặc quá cao (E4)

Nếu bếp báo lỗi E3, E4, có nghĩa là nguồn điện đang quá thấp hoặc quá cao. Bạn cần tắt bếp, kiểm tra nguồn điện, sử dụng ổn áp để làm ổn định nguồn điện, sau đó bạn có thể bật bếp lại và tiếp tục nấu ăn.

- Mặt kính bị quá nóng (E5),nhiệt độ bếp vượt quá quy định (E6)

Hai lỗi này xuất hiện khi bạn nấu quá lâu hoặc sử dụng bếp ở công suất quá cao. Vì vậy, bạn cần hạ nhiệt độ của bếp hoặc cao hơn là tắt bếp và để nguội sau một thời gian thì lại nấu nướng bình thường.
Đó là một sỗ lỗi thường thấy và cách sửa chữa bếp hồng ngoại đơn giản. Tuy nhiên, khi gặp các lỗi như chập điện, đứt dây mayso, cháy bóng đèn Halogen, Board mạch lỗi…nếu không tự xử lý được, tôi khuyên bạn nên tìm đến các trung tâm sửa chữa bếp hồng ngoại uy tín.

Liên hệ với Kiendienlanh.com để được tư vấn và hỗ trợ sửa bếp hồng ngoại tại nhà Hà Nội.

4/5 (5 bầu chọn)